Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Học tiếng Việt dễ dàng

Bác Hồ rèn luyện thân thể - Lớp 2 - Tuần 35 - Trang 144 - Tiếng Việt 2 t...

Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc : - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. - Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Theo tập sách ĐẦU NGUỒN #BácHồRènLuyệnThânThể #Lớp2 #7T7 Tuần 33. Nhân dân Bóp nát quả cam Lá cờ Lượm Tuần 34. Nhân dân Người làm đồ chơi Đàn bê của anh Hồ Giáo Cháy nhà hàng xóm Tuần 35. Ôn tập cuối học kì II Bác Hồ rèn luyện thân thể

Cháy nhà hàng xóm - Lớp 2 - Tuần 34 - Trang 139 - Tiếng Việt 2 tập 2

Cháy nhà hàng xóm Trong làng nọ có nhà bị cháy. Cả làng đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy. Riêng có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn, bình chân như vại, nghĩ : - Cháy nhà hàng xóm, chẳng việc gì mình phải bận tâm. Nào ngờ, lửa mỗi lúc một to, gió thổi mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta. Lúc bấy giờ người kia mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách dập lửa. Nhưng không kịp nữa rồi. Nhà cửa, của cải của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch. TRUYỆN NGỤ NGÔN - Bình chân như vại : ý nói không quan tâm, lo lắng gì. - Tứ tung : tản ra khắp mọi chỗ, mọi nơi. - Bén : (lửa) bắt vào một vật, làm cháy vật đó. - Cuống cuồng : vội vàng, rối rít. #CháyNhàHàngXóm #Lớp2 #TiếngViệt Tuần 33. Nhân dân Bóp nát quả cam Lá cờ Lượm Tuần 34. Nhân dân Người làm đồ chơi Đàn bê của anh Hồ Giáo Cháy nhà hàng xóm Tuần 35. Ôn tập cuối học kì II Bác Hồ rèn luyện thân thể

Đàn bê của anh Hồ Giáo - Lớp 2 - Tuần 34 - Trang 136 - Tiếng Việt 2 tập 2

Đàn bê của anh Hồ Giáo Đã sang tháng ba, đồng cỏ Ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng... Hồ Giáo đứng đã lâu trên đồng cỏ. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh. Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo. Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch. Những con bê đực, y hệt những bé trai khoẻ mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh... Những con bê cái thì khác hẳn. Chúng rụt rè chẳng khác nào những bé gái được bà chiều chuộng, chăm bẵm, không dám cho chạy đi chơi xa... Chúng ăn nhỏ nhẹ, từ tốn. Thỉnh thoảng, một con, chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nịu. Có con còn sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân lên như là đòi bế. Theo PHƯỢNG VŨ - Hồ Giáo : tên một Anh hùng Lao động ngành chăn nuôi. - Trập trùng : nhiều tầng, nhiều lớp liên tiếp. - Quanh quẩn : loanh quanh ở một chỗ, không rời đâu...

Người làm đồ chơi - Lớp 2 - Tuần 34 - Trang 134 - Tiếng Việt 2 tập 2

Người làm đồ chơi 1. Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy trẻ con xúm lại. Các bạn ngắm đồ chơi, tò mò xem bác nặn những ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, những con vịt, con gà,... sắc màu sặc sỡ. Bác Nhân rất vui với công việc của mình. Mỗi chiều bán hàng về, bác lại kể cho tôi nghe trẻ nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào. 2. Dạo này, hàng của bác Nhân bỗng bị ế. Những đồ chơi mới bằng nhựa đã xuất hiện. Một hôm, bác Nhân bảo : bác sắp về quê làm ruộng, không nặn đồ chơi nữa. Tôi suýt khóc, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh : - Bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu. - Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. - Cháu mua và sẽ rủ bạn cháu cùng mua. Bác cảm động ôm lấy tôi. 3. Hôm sau là buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân. Sáng ấy, tôi đập con lợn đất, đếm được hơn mười nghìn đồng. Tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác. Gặp bác chiều ...

Lượm - Lớp 2 - Tuần 33 - Trang 130 - Tiếng Việt 2 tập 2

Lượm (Trích) Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng... Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao. Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề “Thượng khẩn” Sợ chi hiểm nghèo. Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng Ca lô chú bé Nhấp nhô trên đồng... TỐ HỮU - Loắt choắt : dáng bé nhỏ, nhanh nhẹn. - Cái xắc : túi da, túi vải có quai đeo bên mình. - Ca lô (mũ chào mào) : loại mũ mềm, không có vành, nhọn hai đầu, phía trên bóp lại. - Thượng khẩn : rất gấp. Thư có ghi “Thượng khẩn” là thư quan trọng, cần chuyển gấp. - Đòng đòng : bông lúa non còn nằm trong bẹ cây. #Lượm #Lớp2 #TiếngViệt Tuần 32. Nhân dân Chuyện quả bầu Quyển sổ liên lạc Tiếng chổi tre Tuần 33. Nhân dân Bóp nát quả cam Lá cờ Lượm Tuần 34. Nhân dân Người làm đồ chơi Đàn bê của anh Hồ Giáo Cháy nhà hàng xóm

Lá cờ - Lớp 2 - Tuần 33 - Trang 128 - Tiếng Việt 2 tập 2

Lá cờ - Ra coi, mau lên ! Chị tôi vừa gọi, vừa kéo tôi chạy ra cửa. Chị chỉ tay về phía bót : - Thấy gì chưa ? Tôi thấy rồi. Cờ ! Cờ đỏ sao vàng trên cột cờ trước bót. Tôi ngỡ ngàng ngắm lá cờ rực rỡ với ngôi sao vàng năm cánh đang bay phấp phới trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng. Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ về chợ. Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với những lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ. Xuồng nối nhau, san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ, bập bềnh trên sóng. Đó là buổi mít tinh đầu tiên của dân làng tôi mừng ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Theo NGUYỄN QUANG SÁNG - Bót : đồn giặc. - Ngỡ ngàng : bàng hoàng, ngạc nhiên vì không ngờ tới. - San sát : rất nhiều, liền sát nhau như không còn kẽ hở. - Bập bềnh : chuyển động lên xuống, nhấp nhô theo làn sóng. - Mít tinh : cuộc họp đông người để thể hiện thái độ đối với một việc lớn. - Cách mạng tháng Tám : cuộc cách mạng diễn...

Bóp nát quả cam - Lớp 2 - Tuần 33 - Trang 124 - Tiếng Việt 2 tập 2

Bóp nát quả cam 1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. 2. Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn : - Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại. 3. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền. Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tàu : - Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh ! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo : - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam. 4. Quốc Toản tạ ơn Vu...

Quyển sổ liên lạc - Lớp 2 - Tuần 32 - Trang 119 - Tiếng Việt 2 tập 2

Quyển sổ liên lạc Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên : đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn : - Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê ? Bố bảo : - Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy. - Thế bố có được thầy khen không ? Giọng bố buồn hẳn : - Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh. NGUYỄN MINH - Lắm hoa tay : ý nói khéo tay. - Lời phê : lời nhận xét của thầy, cô. - Hi sinh : chết vì việc nước. #QuyểnSổLiênLạc #Lớp2 #7T7 Tuần 31. Bác Hồ Chiếc rễ đa tròn Việt Nam có Bác Cây và hoa ...

Tiếng chổi tre - Lớp 2 - Tuần 32 - Trang 121 - Tiếng Việt 2 tập 2

Tiếng chổi tre (Trích) Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác... Những đêm đông Khi cơn giông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác... Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe ! TỐ HỮU - Xao xác : từ gợi tả chuỗi tiếng động nhẹ phá vỡ cảnh yên tĩnh. - Lao công : người làm các công việc vệ sinh, phục vụ,... #TiếngChổiTre #Lớp2 #7T7 Tuần 31. Bác Hồ Chiếc rễ đa tròn Việt Nam có Bác Cây và hoa bên lăng Bác Bảo vệ như thế là rất tốt Tuần 32. Nhân dân Chuyện quả bầu Quyển sổ liên lạc Tiếng chổi tre Tuần 33. Nhân dân Bóp nát quả cam Lá cờ Lượm

Chuyện quả bầu - Lớp 2 - Tuần 32 - Trang 116 - Tiếng Việt 2 tập 2

Chuyện quả bầu 1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra. 2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người. 3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiến...

Bảo vệ như thế là rất tốt - Lớp 2 - Tuần 31 - Trang 113 - Tiếng Việt 2 tập 2

Bảo vệ như thế là rất tốt Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lí Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ. Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác, Nha vừa tự hào, vừa lo. Anh chăm chú nhìn con đường dẫn vào vọng gác. Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một cụ già cao gầy, chân đi dép cao su rảo bước về phía mình. Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào : - Chú gác ở đây à ? Nói rồi, cụ định đi vào nhà. Nha vội nói : Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ ! Ông cụ vui vẻ bảo : - Bác đây mà. - Bác cũng phải có giấy mà ! Có giấy mới được vào mà ! Lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, hoảng hốt : - Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác ? Nhưng Bác Hồ đã ôn tồn bảo : - Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt. Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU - Chiến khu : vùng căn cứ của ta trong kháng chiến chống Pháp. - Vọng gác : nơi có người gác. - Quan sát : xem xét để thấy rõ, biết rõ. - Rảo bước : đi nhanh. - Đại đội trưởng : người chỉ huy đại đội (đơn vị bộ đội khoảng 150 ngườ...

Cây và hoa bên lăng Bác - Lớp 2 - Tuần 31 - Trang 110 - Tiếng Việt 2 tập 2

Cây và hoa bên lăng Bác Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đoá hoa ban đã nở lứa đầu. Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. Theo TẬP ĐỌC LỚP 4,1977 - Uy nghi : trang nghiêm. - Tụ hội : từ khắp nơi họp lại. - Tam cấp : thềm nhà, lăng tẩm, thường có ba bậc. - Non sông gấm vóc : đất nước tươi đẹp. - Tôn kính : hết sức kính trọng. #CâyVàHoaBênLăngBác #Lớp2 #7T7 Tuần 30. Bác Hồ Ai ngoan sẽ được thưởng Xem truyền hình Cháu nhớ Bác Hồ Tuần ...

Việt Nam có Bác - Lớp 2 - Tuần 31 - Trang 109 - Tiếng Việt 2 tập 2

Việt Nam có Bác Bác là non nước trời mây, Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn. Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn, Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha. Điệu lục bát, khúc dân ca, Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam. LÊ ANH XUÂN #ViệtNamCóBác #Lớp2 #7T7 Tuần 30. Bác Hồ Ai ngoan sẽ được thưởng Xem truyền hình Cháu nhớ Bác Hồ Tuần 31. Bác Hồ Chiếc rễ đa tròn Việt Nam có Bác Cây và hoa bên lăng Bác Bảo vệ như thế là rất tốt Tuần 32. Nhân dân Chuyện quả bầu Quyển sổ liên lạc Tiếng chổi tre

Chiếc rễ đa tròn - Lớp 2 - Tuần 31 - Trang 107 - Tiếng Việt 2 tập 2

Chiếc rễ đa tròn 1. Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy : - Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé ! 2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo : - Chú nên làm thế này. Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc : - Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ ? Bác khẽ cười : - Rồi chú sẽ biết. 3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU - Thường lệ : thói quen hoặc quy định có từ lâu. - Tầ...

Cháu nhớ Bác Hồ - Lớp 2 - Tuần 30 - Trang 105 - Tiếng Việt 2 tập 2

Cháu nhớ Bác Hồ (Trích) Đêm nay bên bến Ô Lâu, Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ. Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu. Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Nhớ khi trăng sáng đầy trời Trung thu Bác gửi những lời vào thăm. Đêm đêm cháu những bâng khuâng Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu. Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu, Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ. Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ, Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn. Theo THANH HẢI - Bài thơ trên được sáng tác trong thời kì nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc. Bạn nhỏ trong bài thơ sống ở vùng địch tạm chiếm. - Ô Lâu : con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. - Cất thầm : giấu kín. - Ngẩn ngơ : cảm thấy như trong mơ. - Ngờ : ngỡ là, tưởng là #CháuNhớBácHồ #Lớp2 #7T7 Tuần 29. Cây cối Những quả đào Cây đa quê hương Cậu bé và cây si già Hoa phượng Tuần 30. Bác Hồ Ai ngoan sẽ được thưởng Xem truyền hình Cháu nhớ Bác Hồ Tuần 31. Bác Hồ Chiếc rễ đa tròn Việt Nam c...

Xem truyền hình - Lớp 2 - Tuần 30 - Trang 103 - Tiếng Việt 2 tập 2

Xem truyền hình Nhà chú La mới mua ti vi. Cái Liên, con chú, khoe với An : - Vô tuyến đấy. Còn chú La bảo đó là cái máy truyền hình. Chú mời khắp hàng xóm sang xem, vì tối nay ti vi sẽ đưa tin về xã nhà. Chưa đến 7 giờ, nhà chú đã chật ních người. Ai cũng háo hức chờ xem cái máy phát hình xã mình thế nào. Đây rồi ! Giọng cô phát thanh viên trong trẻo : “Vừa qua, xã Hoa Ban đã tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc.” Những tiếng reo vui, bình phẩm nổi lên : “A, núi Hồng ! Kìa, chú La, đúng không ? Chú La trẻ quá ! Đêm ấy, mọi người còn ngồi lại, vừa ăn bắp nướng vừa xem phim mãi đến khuya. NGUYỄN MINH - Chật ních : rất chật, tưởng như không thể chứa thêm được nữa. - Háo hức : vui và nóng lòng chờ đợi. - Phát thanh viên : người chuyên đọc tin trên đài phát thanh, truyền hình. - Bình phẩm : phát biểu ý kiến khen, chê người, vật hoặc việc. #XemTruyềnHình #Lớp2 #7T7 Tuần 29. Cây cối Những quả đào Cây đa quê hương Cậu bé và cây si già Hoa ...