Công ước về quyền trẻ em
Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em trên cơ sở thừa nhận trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.
Việc soạn thảo Công ước được tiến hành từ năm 1979. Nhóm công tác của Liên hợp quốc đặc trách việc soạn thảo gồm đại diện của 43 nước thành viên Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc và một số cơ quan thuộc hệ thống Liên hợp quốc như Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế cùng khoảng 50 tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển,...
Sau 10 năm soạn thảo, sửa đổi, ngày 20-11-1989, Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua. Từ ngày 2-9-1990, Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế. Đến tháng 12-1996, đã có 187 quốc gia tham gia Công ước.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.
Theo VŨ NGỌC BÌNH
- Công ước : văn bản do nhiều nước cùng kí kết để quy định nguyên tắc và thể lệ giải quyết một vấn đề quốc tế.
- Đề cập : nói đến.
- Đặc trách : chịu trách nhiệm riêng về một vấn đề nhất định.
- Nhân quyền : quyền con người.
- Tổ chức phi chính phủ : tổ chức không phải do chính phủ lập ra.
- Đại hội đồng Liên hợp quốc : một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc, bao gồm đại diện tất cả các nước thành viên để bàn bạc và quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Liên hợp quốc.
- Phê chuẩn : xét duyệt, đồng ý cho thực hiện.
#CôngƯớcVềQuyềnTrẻEm #Lớp5 #CùngTiến
Tuần 32: Những chủ nhân tương lai
Tuần 33: Những chủ nhân tương lai
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Tuần 34: Những chủ nhân tương lai
Nhận xét
Đăng nhận xét
Xin chào, mời các bạn bình luận