Nét mới ở Vĩnh Sơn
Vĩnh Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ; đồng bào phần lớn là người dân tộc Ba-na. Vốn là xã có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm, cuộc sống ở xã vùng cao này giờ đây đã có nhiều đổi khác.
Nét nổi bật nhất ở Vĩnh Sơn hôm nay là người dân đã biết trồng lúa nước. Ngày trước chỉ quen phát rẫy làm nương nay đây mai đó, giờ đây toàn xã đã trồng lúa nước hai vụ một năm với năng suất khá cao. Bà con trong xã không những không lo thiếu ăn, mà còn có lương thực để chăn nuôi.
Một điều nổi bật nữa ở Vĩnh Sơn là phát triển nghề nuôi cá. Nhiều ao hồ được người dân dùng nuôi cá với sản lượng hằng năm tới hai tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người dân vùng cao chở cá ngược về xuôi bán đã trở thành hiện thực.
Nhờ phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Trong xã, cứ 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe - nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000 - 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.
Theo báo NHÂN DÂN
- Đeo đẳng : bám theo mãi, không dứt bỏ được.
- Năng suất : sản lượng đạt được trên một diện tích nhất định. - Sản lượng : số lượng sản phẩm sản xuất được trong một đơn vị thời gian nhất định.
- Phương tiện nghe - nhìn : vi-đê-ô, ti vi,...
#NétMớiỞVĩnhSơn #Lớp4 #CùngTiến
Vĩnh Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ; đồng bào phần lớn là người dân tộc Ba-na. Vốn là xã có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm, cuộc sống ở xã vùng cao này giờ đây đã có nhiều đổi khác.
Nét nổi bật nhất ở Vĩnh Sơn hôm nay là người dân đã biết trồng lúa nước. Ngày trước chỉ quen phát rẫy làm nương nay đây mai đó, giờ đây toàn xã đã trồng lúa nước hai vụ một năm với năng suất khá cao. Bà con trong xã không những không lo thiếu ăn, mà còn có lương thực để chăn nuôi.
Một điều nổi bật nữa ở Vĩnh Sơn là phát triển nghề nuôi cá. Nhiều ao hồ được người dân dùng nuôi cá với sản lượng hằng năm tới hai tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người dân vùng cao chở cá ngược về xuôi bán đã trở thành hiện thực.
Nhờ phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Trong xã, cứ 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe - nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000 - 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.
Theo báo NHÂN DÂN
- Đeo đẳng : bám theo mãi, không dứt bỏ được.
- Năng suất : sản lượng đạt được trên một diện tích nhất định. - Sản lượng : số lượng sản phẩm sản xuất được trong một đơn vị thời gian nhất định.
- Phương tiện nghe - nhìn : vi-đê-ô, ti vi,...
#NétMớiỞVĩnhSơn #Lớp4 #CùngTiến
Tiếng Việt lớp 4 tập 2
Tuần 19: Người ta là hoa đất
Tuần 20: Người ta là hoa đất
Tuần 21: Người ta là hoa đất
Nhận xét
Đăng nhận xét
Xin chào, mời các bạn bình luận