Hiểu về nghề cứu hoả
Tại trung tâm chỉ huy phòng cháy chữa cháy và cứu nạn
Chuông báo động réo vang ở Trung tâm chỉ huy! Có đám cháy ở một ngôi nhà nào đó! Đội cứu hoả phải đến mau!
Người trực điện thoại cung cấp ngay địa chỉ cho nhóm ứng cứu. Mỗi phút đều đáng quý!
Màn hình treo tường cỡ lớn hiển thị bản đồ chi tiết, cho mọi người cái nhìn bao quát về toàn bộ thành phố.
Bản đồ thành phố
Người điều khiển với tai nghe chụp đầu
Phòng chứa trang thiết bị
Những người lính cứu hoả đều luôn sẵn sàng để đi ứng cứu ngay lập tức. Từ các buồng ngủ và phòng nghỉ ngơi ở tầng trên, họ tuột xuống theo cột trượt xuống thẳng nhà để xe.
Các phòng nghỉ
Nhà để xe
Gian sửa chữa
Trang bị bảo hộ lính cứu hoả
Mặt nạ phòng ngạt
Đai lưng
Bình cứu hoả cầm tay
Giày bảo hộ
Mỹ cứu hoả
Bộ đàm
Áo choàng bảo hộ
Quần bảo hộ
Tổ hợp xe chữa cháy
Bốn chiếc xe này tạo thành tổ hợp dập lửa hoàn chỉnh, các chiến sĩ cứu hoả bố trí trong các xe này.
Xe dập lửa, chuyên chở cả các trang thiết bị
Xe chỉ huy cứu nạn, chở người chỉ huy
Xe thang xoay với thùng đỡ (cho người đứng vào)
Xe bồn chữa cháy
Khi đám cháy quá lớn, họ sẽ huy động thêm hai xe nữa.
Xe bồn đặc biệt với nhiều chất dập lửa
Xe tiếp tế
Vào cuộc ứng cứu
"Ú ú u! Ù ú ú u u!" Tiếng còi báo động vang đến từ xa. Tất cả các xe cộ khác đều phải dạt sang bên phải, nhường đường lập tức. Đoàn xe cứu nạn lao vút đi giữa đường, họ được phép vượt cả đèn đỏ
Luồng đường thông thoáng dành cho xe cứu nạn
Còi hụ báo động
Đèn chớp xoay báo động
Bảng thiết bị vô tuyến
Trong xe chỉ huy cứu nạn cứu hộ
Bảng thiết bị vô tuyến trong xe chỉ huy cho phép hai người sử dụng cùng lúc. Như vậy sẽ giúp họ luôn giữ liên lạc với trung tâm điều phối. Phối hợp hài hoà và nhịp nhàng là rất quan trọng, có thế mới hạn chế tối đa lỗi lầm.
Trong xe dập lửa
Xe dập lửa không chỉ chở các chiến sỹ cứu hoả tới nơi thực địa. Nó còn chở theo cả máy móc và trang thiết bị cứu hộ, ví dụ như mặt nạ phòng ngạt, chiến sĩ cứu hoả sẽ đeo ngay trên đường đi để tranh thủ thời gian. Bồn chứa của xe thì đã được nạp nước sẵn sàng.
Phun nước
Ở hiện trường đám cháy, người chỉ huy đưa ra các mệnh lệnh. Các chiến sỹ cứu hoả mau chóng thực hiện bốn bước sau
1. Trước tiên, phải chốt hạ các chân trụ của xe cứu hoả.
2. Rồi chiến sĩ cứu hoả lên thùng đỡ của thang xoay, thang vươn nhanh lên cao.
3. Người bị nạn được cứu ra khỏi nơi nguy hiểm và được đưa xuống bằng thùng đỡ.
4. Chiến sĩ cứu hoả bắt tay vào dập lửa.
Xe hỉ huy cứu hộ
Ống dẫn nước chia nhánh
Chân trụ của xe
Thang xoay với thùng đỡ
Người chỉ huy
Luyện tập cứu nạn
Lính cứu hoả không chỉ xuất hiện khi có đám cháy. Khi có tai nạn ô tô chẳng hạn, họ cũng sẽ là lực lượng ứng cứu nhanh gọn. Với các trang thiết bị chuyên môn như thiết bị kéo và nâng, họ sẽ bẩy các cửa xe sụp bẹp ra. Người bị tai nạn trong xe sẽ được nhấc ra, trùm chăn che chở.
Các chiến sỹ cứu hoả phải thường xuyên tập dợt các tình huống như vậy, để khi có sự cố họ sẽ ứng cứu trơn tru.
Xe cứu thương của lực lượng cứu hoả
Thiết bị kéo và thiết bị nâng
Ba lô cứu hộ
Tời máy để kéo xe bị nạn ra khỏi hố hoặc rãnh
Cục chèn bánh để giữ vững xe bị nạn
Thiết bị hỗ trợ hô hấp
Các chiến sĩ cứu hoả cũng phải đến cứu hộ ở những nơi có nhiều khói độc, ví dụ như tai nạn cháy nổ ở những kho hàng lớn chứa nhiều vật liệu xây dựng. Khi ấy, các chiến sĩ cứu hoả nhất định phải sử dụng thiết bị hỗ trợ hô hấp.
Khi người bị nạn được cứu ra khỏi đám khói, trước tiên, người lính cứu hoả sẽ dùng mũ trùm mềm và mặt nạ trùm kín mặt người đó.
Thiết bị hỗ trợ hô hấp của lính cứu hoả
Máy thở với mặt nạ
Bên dưới mũ bảo hiểm là mũ trùm mềm cản lửa
Bình ô xy
Mũ trùm mềm và mặt nạ giúp người bị nạn không phải hít thêm khói và hơi độc
Các đơn vị đặc biệt
Cơn lốc xoáy dữ dội đã bẻ gãy cột buồm của chiếc thuyền buồm thể thao. Những người trên con thuyền đó làm sao vào được bờ bây giờ?
May mắn thay, đội cứu hộ dưới nước thuộc đơn vị cứu hoả đã kịp thời ứng cứu. Lính cứu hoả lái xuồng cao su áp sát thuyền bị nạn. Rồi họ đỡ những người bị nạn sang xuồng. Chú chó đương nhiên cũng theo sang cùng.
Một đám cháy bỗng xảy ra trên con tàu Công-te-nơ! Đội cứu hoả bến cảng bèn vào cuộc! Tàu cứu hoả khẩn trương dập lửa bằng họng súng phun nước lớn.
Cứu hoả ở sân bay
Một đơn vị đặc biệt nữa là đội cứu hoả sân bay. Đơn vị này hiểu rõ phải dập đám cháy lớn như thế nào. Hôm nay, có một buổi diễn tập. Mọi khâu phải giống y như thật. Một số người sắm vai hành khách.
Xe ứng cứu đặc chủng với súng phun lớn phun bọt dập lửa.
Ứng cứu sự cố thời tiết
Sau cơn giông tố, một cái cây cổ thụ đổ xuống ngàng đường. Lính cứu hoả cắt khúc thân cây bằng cưa máy và giải toả ách tắc giao thông. Các xe ô tô có thể lưu thông trở lại. Để lượng nước mưa lớn đang ứ đọng thoát xuống cống nhanh chóng, người ta nhấc nắp hố ga lên.
Tầng hầm của khu nhà bị ngập nước sẽ được hút cạn bằng máy bơm thả chìm.
Nắp hố ga
Bơm chìm (thả vào trong nước)
Cưa máy
Biển báo nguy hiểm
Phải làm gì khi ngọn lửa bùng phát
Nếu ta thấy ở bất kỳ đâu đó có lửa cháy hoặc khói bốc lên, cần phải gọi ngay số cứu hoả 114. Ta cần nói rõ các thông tin sau
1. Địa điểm đội cứu hộ cần đến
2. Đã xảy ra sự cố gì.
3. Bao nhiêu người bị thương tổn.
4. Đã xảy ra hư hại gì.
Các chú lính cứu hoả làm việc như thế nào?
Các chú phải chuẩn bị sẵn sàng, phải mang gì tới nơi cứu nạn, phải phối hợp với nhau như thế nào để dập tắt đám cháy?
Ngoài ra các chú còn làm việc cứu hộ nữa ư? Không chỉ dập lửa, nghề của các chú còn là cứu người! Nghề cứu hoả thật quan trọng và căng thẳng, vì thế nên các chú lính cứu hoả luôn được yêu mến, kính trọng bởi tinh thần hy sinh vì cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu mọi thứ về nghề cứu hoả nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét
Xin chào, mời các bạn bình luận